Chúng ta không thể sử dụng chung một cách rửa rau duy nhất cho tất cả những loại rau được. Vì có loại chúng ta sử dụng chính là phần lá, loại khác chúng ta bỏ lá chỉ sử dụng phần củ hay quả, thậm chí có loại chúng ta sử dụng phần bông và loại bỏ những phần còn lại, tùy vào từng loại mà có những nguyên tắc giúp chị em nội trợ rửa sạch rau khác nhau. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẫn khác nhau nên khi rửa, chúng ta cần phân loại để làm sạch cho từng loại rau.
Rửa rau ăn lá
Đây là loại rau được xếp vào loại nhiễm bẩn nhất. Vì khi chăm sóc người nông dân thường bón phân tươi bằng cách đổ trực tiếp từ ngọn rau để phân chảy xuống tới gốc rễ. Vì việc này đã làm cho lá bị vi khuẩn E.Coli và Salmonella bám lên rất nhiều. Nếu không rửa đúng cách thì người sử dụng rất dễ mắc bệnh tả. Trước khi chế biến cần nhặt từng lá, sau đó ngâm với nước sạch có pha chung với
nước rửa rau quả rồi bắt đầu rửa từng lá. Đối những loại rau có cộng dài có thể phân nhỏ ra thành vài nắm bằng lòng bàn tay rồi rửa sạch từ từ.
Rửa rau ăn quả
Những loại rau ăn quả như Dưa leo, khổ qua, đậu que... được xếp vào loại ít nhiễm bẩn hơn loại rau ăn lá. Vì đa số những loại rau ăn quả thường leo giàn, nên việc tưới phân không bị nhiễm vào quả nhiều như loại rau ăn lá. Nhưng những loại rau ăn quả này rất dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm trước kỳ thu hoạch, hoặc nhiễm chất bảo quản. Vì thế khi mua về cũng nên được rửa sạch từng quả, không cần phải ngâm với nước muối, sau đó bảo quản trong bọc nylon rồi cất trong tủ lạnh.
Rửa rau ăn củ
Rau ăn củ được xếp vào loại ít bị nhiễm bẩn hơn so với rau ăn lá và rau ăn quả. Khi chế biến nên rửa sạch vỏ và ngâm với
nước rửa rau củ quả trước khi gọt vỏ rồi rửa lại với nước sạch lần nữa. Cách rửa này giúp làm sạch các chất bẩn bám trên vỏ củ vào phần thịt bên trong củ khi gọt.
Trên đây là nguyên tắc giúp chị em nội trợ có thể rửa sạch cho từng loại rau. Hãy áp dụng những kiến thức trên để có thể bảo vệ sức khỏe của chị em và những người thân trong gia đình.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét