Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, đại đậu, tên khoa học là Glycine Soia Siebold et Zucc, thuộc họ cánh bướm. Thành phần toàn cây gồm có: nước 12%, gluxit 16%, protein 24%, muối khoáng 6% và các chất khác có nitơ, các vitamin B1, B2, PP, A, D, E, các loại men. Trong sữa đậu nành có vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa.
Ngoài ra, đồ uống này còn chứa chất isoflavon bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú. Nó cũng cải thiện chứng thừa cholesterol ở đàn ông. Tuy nhiên, khi dùng sữa đậu nành, bạn cũng cần lưu ý sữa đậu nành có thể dùng cho trẻ em từ l tuổi đến 5 tuổi thay thế một phần sữa động vật, nhưng không nên thay thế hoàn toàn.
Một cốc sữa đậu nành 250ml trung bình chứa: 25-31% canxi, 11-31% vitamin D, 89-125 calo, 5 g chất béo (trong đó 0.4g bão hòa), 6-10 g protein, 1-5 g đường.
1. Tác dụng của sữa đậu nành : cải thiện lipid
Một trong những vai trò quan trọng nhất của sữa đậu nành là khả năng cải thiện lipid máu. Khác với sữa thường chứa nồng độ cholesterone và chất béo bão hòa cao, sữa đậu nành thường chứa lượng chất béo khá thấp và đặc biệt không có cholesterone. Axit béo không bão hòa dạng đơn và đa thể giúp ngăn chặn cholesterone đi vào trong máu. Các nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống sữa đậu nành có lượng triglyceride và lipoprotein trong máu thấp hơn, giúp ngăn chặn nguy cơ đột quỵ và là thức uống tuyệt vời hỗ trợ những người có tiền sử gia đình mắc Hỗ trợ sự liên kết các mạch máu.
Axit chất béo Omega 3 và 6 cũng như chất chống oxy hóa và phyto-hoocmon trong đậu nành giúp bạn bảo vệ các mạch máu khỏi bị vỡ và co giãn. Những chất này có vai trò như chất keo dính, ngăn chặn cholesterone và những tạp chất nguy hại xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, chính hỗn hợp các chất dinh dưỡng này giúp bạn cải thiện độ đàn hồi và tình trạng lỏng của các mạch máu, giúp chúng được bảo vệ tốt hơn mỗi khi huyết áp thay đổi.
2. Tác dụng của sữa đậu nành : cải thiện bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương gây ra tình trạng xương yếu dần, trở nên mềm và dễ gẫy. Hoóc-môn phytoestrogen trong đậu nành giúp hấp thụ calci vào cơ thể và làm xương chắc khỏe hơn. Để tối đa hóa tác dụng, bạn nên mua sữa đậu nành có bổ sung vitamin D và calci để uống
3.Tác dụng của sữa đậu nành : hỗ trợ giảm cân
Sựa đậu nành chứa lượng đường tự nhiên thấp hơn sữa bò. Trong khi sữa bò chứa khoảng 11g đường trong 1 cốc 250 ml, thì sữa đâu nành chỉ chiếm bằng một nửa, tương đương với 6g đường. Chính vì thế, 1 cốc sữa đậu nành trung bình chỉ chứa 81 calo, ngang ngửa với sữa tách béo.
Ngoài ra, axit béo không bão hòa dạng đơn trong sữa đậu nành có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ chất béo vào đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Hơn thế nữa, uống sữa đậu nành sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất xơ hơn, nên sẽ tạo cho bạn cảm giác no lâu hơn.
4. Tác dụng của sữa đậu nành: ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Sữa đậu nành chứa nguồn phytoestrogen (hoocmon nữ) dồi dào , chính vì thế nam giới được khuyên không nên tiếp thụ quá nhiều sản phẩm từ đậu nành, nên sẽ ngăn hoóc-môn sinh dục nam là testosterone tiết ra quá nhiều. Lượng hoocmon nam testosterone thấp hơn đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt giảm. Các nghiên cứu đã cho thấy những người đàn ông ăn theo chế độ giàu đậu nành thường ít mắc các bệnh phì đại hoặc ung thư tiền liệt tuyến hơn.
5. Tác dụng của sữa đậu nành: ngăn ngừa các triệu chứng tiền mãn kinh
Trong thời kỳ mãn kinh, lượng hoóc-môn phytoestrogen tiết ra trong cơ thể phụ nữ rơi xuống mức thấp nhất. Việc suy giảm hoocmon đột ngột như thế sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe đối với phụ nữ thời kỳ hậu mãn kinh. Những người này thường có nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh về tim mạch và đái tháo đường cao hơn hẳn.
Ngoài ra, họ còn dễ bị trầm cảm, mất ngủ, thay đổi cảm xúc và gặp các vấn đề về thể chất nhiều hơn. Hoocmon phytoestrogen trong đậu nành là sự thay thế quý giá cho lượng hoocmon bị mất đi. Vì vậy, thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ giúp giảm và làm chậm các triệu chứng và hậu quả hậu mãn kinh.
6. Tác dụng của sữa đậu nành: ngăn ngừa ung thư vú
Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản, đậu nành giúp phụ nữ ngăn ngừa ung thư vú. Các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh được rằng những phụ nữ sử dụng nhiều thực phẩm làm từ đậu nành hàng ngày sẽ ít bị ung thư vú hơn những người ít sử dụng các loại thực phẩm đó. Trung tâm quốc gia về các bệnh ung thư đã tiến hành nghiên cứu lượng isoflavones của 432 phụ nữ trong vòng 12 năm. Lượng isoflavones có nhiều trong các thực phẩm làm từ đậu nành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ có hàm lượng isoflavones trong máu cao sẽ giảm được 1/3 nguy cơ mắc bệnh ung thư vú so với những người có hàm lượng isoflavones thấp.
Bác sỹ Motoki Ivasaki (TT Chẩn đoán và chữa các bệnh ung thư) khẳng định rằng nghiên cứu này đã chứng minh được vai trò của isoflavones trong việc làm giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng, phụ nữ không cần thiết phải sử dụng quá nhiều chất isoflavones.
7. Tác dụng của sữa đậu nành: chống lão hoá và làm mịn da
Chúng ta vẫn biết sữa đậu nành là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ uống tuy nhiên chưa ai biết là nó còn có thể dùng để rửa mặt. Sữa đậu nành được xem như một loại thần dược mà thiên nhiên đặc biệt dành tặng chị em. Từ đậu nành có thể chế biến ra rất nhiều loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như đậu, sữa đậu nành, tào phớ… Gần đây người ta còn phát hiện thêm sữa đậu nành còn có thể dùng làm sữa rửa mặt. Một số cách làm đẹp từ sữa đậu nành như: Dùng sữa đậu nành rửa hoặc đắp mặt thư giãn có thể giúp xóa đi các vết thâm trên da mặt, làm giảm mụn đầu đen, giữ ẩm cho da, xóa mờ nếp nhăn, giúp làn da trắng hồng tự nhiên… Đây cũng được xem là một trong những bí quyết làm đẹp của phụ nữ Trung Quốc trong những ngày đông khô hanh. Bạn có thể pha loãng sữa đậu nành và rửa mặt, vừa rửa vừa vỗ nhẹ, mát xa giúp da hấp thụ được tối đa dưỡng chất sau đó rửa lại mặt bằng nước lã. Hoặc nếu tỉ mỉ hơn bạn có thể thoa sữa đậu nành lên da mặt trước khi tắm, đặc biệt là vùng da ở mũi, mắt sau đó khi tắm xong cũng rửa lại mặt bằng nước lạnh.Thực hiện kiên trì và đều đặn trong 2 tuần bạn sẽ thấy làn da có chuyển biến đáng kể đặc biệt là các vùng da thâm sẽ mờ đi, làn da trở nên trắng hơn và đặc biệt là giữ ẩm tốt cho da.
Một ngày uống bao nhiêu sữa đậu nành là tốt nhất
Bạn đã hiểu rõ những tác dụng của sữa đậu nành đối với sức khoẻ và làm đẹp. Tuy nhiên, bất cứ loại thực phẩm nào cũng vậy, dù nhiều chất dinh dưỡng hay tác dụng tốt đến đâu thì cũng không nên lạm dụng. Đối với người lớn, một ngày không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
Những lưu ý khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành có thể dùng cho trẻ em từ 1 tuổi đến 5 tuổi thay thế một phần sữa động vật, nhưng không nên thay thế hoàn toàn. Không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống. Chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng gà sẽ sinh ra một chất ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể. Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ, không nên ăn cam, quýt, vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy. Tránh uống sữa đậu nành trong khi đang đói. Tốt nhất là uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng 1-2 giờ. Không dùng đường đỏ để pha sữa đậu nành vì loại đường này có acid hữu cơ, khi kết hợp với protein trong sữa sẽ sinh ra chất lắng đọng, có hại cho sức khỏe. Không đựng sữa trong phích nước nóng vì chất xúc tác của sữa tác dụng lên các chất cáu bẩn trong phích sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, khi uống sữa dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Sữa đậu nành để lâu rất dễ hỏng, cần pha natri benzoat với liều lượng 600 mg trong mỗi kg sữa khi bảo quản. Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đày bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, ngừơi có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,…đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên. Cách nấu sữa đậu nành tại nhà ngon và đơn giản nhất
Trước khi làm đậu nành mình có tìm hiểu xem nên nấu sữa đậu nành thủ công hay bằng máy. Tuy nhiên đa số những người đã từng làm sữa theo cả phương pháp thủ công và bằng máy thì chất lượng sữa làm thủ công vẫn ngon hơn nhiều. Bản thân mình thấy làm cũng nhanh và ngon và cũng tiết kiệm được 1 khoản chi phí.
Nguyên liệu:
1 lon đậu nành Máy xay đậu Vải lọc bả đậu Cách nấu sữa đậu nành thủ công tại nhà đơn giản nhất Để làm sữa đậu nành ngon, trước khi đi ngủ phải ngâm đậu tương bằng nước ấm, chỉ cần 1 lon là đủ 4 người ăn nhé. Chú ý để hạt tương nở hết khi ngâm, phải ngâm đủ 6 tiếng. Khi đậu tương được ngâm qua đêm, sáng hôm sau thức dậy, hạt đậu sẽ nở ra rất nhiều và đã tróc hết lớ vỏ bên ngoài. Lúc này chỉ cần chà xát qua là lớp vỏ bên ngoài hạt đậu sẽ sạch bong. Bây giờ mới bắt đầu cho những hạt đậu tương vừa xát kỹ vỏ bên ngoài vào máy xay sinh tố để xay cùng nước lọc ấm. Thời gian xay trong 2 phút. Bạn có thể sử dùng các loại máy xay được thiết kế xay các loại đậu. Đổ đậu nành xay nhuyễn vào túi lọc bằng vải. Trong giai đoạn này, bạn có thể xay lẫn 1 chút đậu phộng rang, sữa sẽ thơm và ngậy hơn nhiều. Sau đó bạn kéo dây hoặc túm đầu tuí lại cho đậu nành không trào ra ngoài khi vắt . Tốt nhất là bạn nên lọc nước đậu tương với một chiếc túi vải sạch sẽ, như vậy nước đậu sẽ sánh và thơm hơn nhiều. Sau đó bạn cho lên bếp đun nhỏ lửa, vớt bọt bỏ đi. sôi lăn tăn 1 lúc là chúng ta thu được 1 nồi sữa đậu nành làm tại nhà thơm ngon và bổ dưỡng rồi. Sữa đậu nành nên được bảo quản vào tủ lạnh, ngày nào làm ngày đấy, chỉ nên uống trong 1 ngày thôi, sữa đậu nành không để được lâu nhé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét